Tiêu chí Văn phòng Luật sư Xuân Lâm chúng tôi là:

– Uy tín

– Chuyên nghiệp

– Hiệu quả cùng có lợi

DỊCH VỤ CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

DỊCH VỤ CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại, cơ cấu lại doanh nghiệp mà không phải hoàn toàn chấm dứt hoạt động.

1. Dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp giải quyết vấn đề gì cho quý khách hàng ?

Văn phòng luật sư Xuân Lâm thấu hiểu một số “trăn trở” mà quý khách gặp phải khi thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là:

– Không am hiểu quy định pháp luật điều chỉnh về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Mất thời gian và tốn chi phí cho việc di chuyển và nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Không biết tìm kiếm chuyên viên pháp lý/luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty kịp thời.

2. Quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

2.1 Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì ?

Theo quy định tại Khoản 31 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020:

“ Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.”

Như vậy, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những hình thức của tổ chức lại doanh nghiệp nhằm thay đổi cơ cấu về vốn, về thành viên… của doanh nghiệp.

2.2 Những loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Căn cứ theo tiêu chí về hình thức pháp lí của doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay nước ta có 5 loại hình doanh nghiệp với các đặc trưng pháp lí, hình thức tổ chức và khả năng huy động vốn khác nhau, các loại hình đó bao gồm:

– Doanh nghiệp tư nhân

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

– Công ty cổ phần

– Công ty hợp danh.

2.3 Tạo sao cần chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ mang những đặc điểm riêng biệt, ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao phù hợp với nhu cầu và định hướng của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, theo thời gian vì nhiều lý do khác nhau ( tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình các thành viên công ty… ) doanh nghiệp sẽ có nhu cầu tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

– Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu muốn huy động vốn cao hơn nữa bằng phương thức phát hành các loại cổ phần sẽ chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần.

– Trường hợp do thay đổi cơ cấu thành viên, cơ cấu cổ đông (số lượng thành viên góp vốn vào công ty vượt quá 50 thành viên), theo quy định pháp luật trường hợp này bắt buộc phải chuyển sang loại hình doanh nghiêp là công ty cổ phần.

– Trường hợp doanh nghiệp muốn có tư cách pháp nhân và chuyển sang chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn doanh nghiệp có thể chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

3. Những trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

3.1. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần

Theo quy định tại Điều 202 Luật doanh nghiệp 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau đây:

1) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;

2) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

3) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;

4) Kết hợp cả 3 phương thức đã trình bày trên và các phương thức khác.

3.2. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Theo quy định tại Điều 203 Luật doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức sau đây:

1) Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại;

2) Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;

3) Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông.

Việc chuyển nhượng cổ phần phải thực hiện theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác.

3.3. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Theo quy định tại Điều 204 Luật doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo phương thức sau đây:

1) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;

2) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

3) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

4) Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông;

5) Kết hợp các phương thức 1, 2, 3 như đã trình bày ở trên và các phương thức khác.

3.4. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh

Theo quy định tại Điều 205 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1) Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật doanh nghiệp 2020;

2) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;

3) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;

4) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

4. Những câu hỏi thường gặp về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

4.1. Phí, lệ phí khi thực hiện thủ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là bao nhiêu ? 

– Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, phí cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần.

– Tuy nhiên, trường hợp thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp online qua mạng sẽ được miễn lệ phí theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 47/2019/TT-BTC.

4.2. Doanh nghiệp chuyển đổi có được kế thừa các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp được chuyển đổi không ?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 202 ( chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần ), Khoản 4 Điều 203 ( chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ), Khoản 3 Điều 204 ( chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ) Luật doanh nghiệp 2020, trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi đương nhiên được kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp được chuyển đổi.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 205 Luật doanh nghiệp 2020 trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

4.3. Doanh nghiệp chuyển đổi có phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp được chuyển đổi không ?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 202 ( chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần ), Khoản 4 Điều 203 ( chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ), Khoản 3 Điều 204 ( chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ) Luật doanh nghiệp 2020, trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp được chuyển đổi.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 205 Luật doanh nghiệp 2020 trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

4.4. Hộ kinh doanh có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần không ?

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì hộ kinh doanh có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

4.5. Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, mã số thuế có bị thay đổi không?

Mã số doanh nghiệp khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp vẫn được giữ nguyên như mã số cũ của doanh nghiệp trước khi thực hiện chuyển đổi. Việc chuyển đổi loại hình của doanh nghiệp sẽ không làm thay đổi mã số thuế. Mã số thuế đồng thời là mã số doanh nghiệp từ ngày thành lập đến ngày chấm dứt tồn tại doanh nghiệp. Như vậy, khi thực hiện việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp không phải thay đổi mã số thuế đồng thời là mã số doanh nghiệp mà giữ nguyên như cũ.

Đối với trường hợp hộ kinh doanh chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần thì mã số doanh nghiệp của hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp được lấy từ mã số thuế của hộ kinh doanh.

Nếu quý khách đang cần tư vấn sâu hơn về các vấn đề pháp lý liên quan đến chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, liên hệ Văn phòng Luật sư Xuân Lâm

Địa chỉ: 250A Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0903 918 848 – zalo 0903918848

Email: lxlamlaw@gmail.com

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ XUÂN LÂM

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 0903 918 848

Số điện thoại Luật sư Lâm: 0903 918 848

Trụ sở: 250A Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Email: lxlamlaw@gmail.com- Website: www.luatsulam.com.vn