Tiêu chí Văn phòng Luật sư Xuân Lâm chúng tôi là:

– Uy tín

– Chuyên nghiệp

– Hiệu quả cùng có lợi

Hợp đồng bảo hiểm có vô hiệu trong trường hợp bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra tại thời điểm giao kết hợp đồng không?

Hợp đồng bảo hiểm có vô hiệu trong trường hợp bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra tại thời điểm giao kết hợp đồng không?

Cho tôi hỏi, đơn bảo hiểm có phải là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm hay không? Hợp đồng bảo hiểm có vô hiệu trong trường hợp bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm không? Câu hỏi của anh P (Bình Dương).

Đơn bảo hiểm có phải là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm hay không?

Đơn bảo hiểm là văn bản mang tính pháp lí ghi nhận yêu cầu của người tham gia bảo hiểm trong việc kí kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm.

Đơn bảo hiểm có thể được thay thế cho văn bản hợp đồng bảo hiểm nếu xác định đẩy đủ quyền, nghĩa vụ của các bên và người có đủ tư cách pháp lí kí kết, trong trường hợp ngược lại, đơn bảo hiểm sẽ được xem như một phụ lục của hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm cụ thể như sau:

Hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì đơn bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm có vô hiệu trong trường hợp bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra tại thời điểm giao kết hợp đồng không?

Đơn bảo hiểm có phải là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm hay không? (Hình từ Internet)

Hợp đồng bảo hiểm có bắt buộc phải có nội dung về giới hạn trách nhiệm bảo hiểm hay không?

Căn cứ theo Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về nội dung của hợp đồng bảo hiểm như sau:

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm

1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

b) Đối tượng bảo hiểm;

c) Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;

d) Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

đ) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;

e) Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;

g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

h) Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

i) Phương thức giải quyết tranh chấp.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.

Như vậy, hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung chủ yếu theo quy định nêu trên. Theo đó, hợp đồng bảo hiểm bắt buộc phải có nội dung về giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm có vô hiệu trong trường hợp bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra tại thời điểm giao kết hợp đồng không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về hợp đồng bảo hiểm vô hiệu cụ thể như sau:

Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;

b) Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;

c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;

d) Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;

đ) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo;

e) Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

g) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được;

h) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 của Luật này;

i) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép;

k) Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

l) Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 18 của Luật này.

Như vậy, hợp đồng bảo hiểm được xem là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Theo đó, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.

Khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Các bên tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ XUÂN LÂM

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 0903 918 848

Số điện thoại Luật sư Lâm: 0903 918 848

Trụ sở: 250A Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Email: lxlamlaw@gmail.com- Website: www.luatsulam.com.vn