Tiêu chí Văn phòng Luật sư Xuân Lâm chúng tôi là:

– Uy tín

– Chuyên nghiệp

– Hiệu quả cùng có lợi

Người không giấy tờ tùy thân làm căn cước công dân bằng cách nào?

Người không giấy tờ tùy thân làm căn cước công dân bằng cách nào?

Hàng xóm của tôi có một chị là mẹ đơn thân ở trọ, không có giấy tờ tùy thân, có con cũng chưa thể làm khai sinh. (Hà Quý)

Sắp tới, cháu nhỏ đến tuổi đi học nhưng chị ấy chưa biết bắt đầu làm giấy tờ tùy thân ra sao. Người mẹ này cần làm gì để được cấp căn cước công dân và làm khai sinh cho con.

Mong luật sư hướng dẫn cụ thể, xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn

1. Về vấn đề cấp căn cước công dân cho người vô gia cư:

Điều 19 Luật Cư trú 2020 quy định, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân (CCCD) và số thẻ CCCD. Số thẻ CCCD cũng là số định danh cá nhân. Như vậy, nếu người mẹ đã đáp ứng về tuổi, sẽ được cấp thẻ CCCD.

Ngoài ra, theo điểm b, khoản 1 Điều 12 của Thông tư số 07/2016/TT-BCA, điều kiện tiên quyết để làm CCCD cần có sổ hộ khẩu, hay có thể hiểu là phải có đăng ký thường trú.

Do chị ấy hiện thuê trọ, điều kiện đăng ký thường trú trong trường hợp này, được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật Cư trú 2020. Theo đó, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

– Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8 m2 sàn/người.

Sau khi đã đáp ứng được hai điều kiện trên, chị ấy có thể nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. Trong 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

– Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.

Sau khi hoàn thành việc đăng ký thường trú, chị ấy đã đủ điều kiện để làm CCCD.

2. Về vấn đề làm khai sinh cho con

Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định, UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ có thẩm quyền thực hiện đăng ký khai sinh.

Do đó, để đăng ký khai sinh cho người con, thẩm quyền đăng ký khai sinh sẽ thuộc về UBND cấp xã, nơi chị ấy và con đang thuê trọ (nơi đã đăng ký thường trú hoặc tạm trú).

Theo điều 16 Luật Hộ tịch 2014: Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Ai không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập. Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

Với quy định trên, người mẹ nên đến UBND phường/xã và Công an huyện nơi mình đang sinh sống để được các cán bộ phụ trách hướng dẫn chi tiết.

Luật sư Bùi Thị Ngọc Huyền
Công ty Luật FANCI, Hà Nội

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ XUÂN LÂM

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 0903 918 848

Số điện thoại Luật sư Lâm: 0903 918 848

Trụ sở: 250A Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Email: lxlamlaw@gmail.com- Website: www.luatsulam.com.vn