Tiêu chí Văn phòng Luật sư Xuân Lâm chúng tôi là:

– Uy tín

– Chuyên nghiệp

– Hiệu quả cùng có lợi

Nhiều khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Nhiều khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Tại điểm e, Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100 quy định xử phạt về hành vi đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; tuy nhiên chưa có quy định rõ về để xe ở phố thế nào là trái, không đúng quy định.

Ngày 29-7, Sở Tư pháp Hà Nội đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến, đánh giá về tình hình khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính với sự tham gia của nhiều đơn vị có chức năng liên quan đến lĩnh vực trên như: Phòng tư pháp, công an, QLTT, Thanh tra… thuộc các cơ quan, ban ngành, đơn vị, quận, huyện trên địa bàn TP.

Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị đã tham góp nhiều ý kiến, nêu rõ những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính của đơn vị mình. Bên cạnh đó, những vướng mắc từ Luật cũng được các đại diện nêu và phân tích tại hội nghị.

nhieu kho khan vuong mac trong thi hanh phap luat ve xu ly vi pham hanh chinh 203370
Đại diện các đơn vị cùng trao đổi và thảo luận tại hội nghị

Đại diện Phòng Tư pháp quận Hoàng Mai nêu 4 vấn đề khó khăn trong xử lý vi phạm hành chính về đầu tư xây dựng tại địa bàn; trong đó có ý kiến cho rằng khái niệm về “tổ chức, cá nhân” theo Khoản 3, Điều 2 Nghị định 139/2017/NĐ-CP chưa được cụ thể, gây nhiều khó khăn trong việc xác định chủ thể.

Đại diện Phòng Tham mưu- Công an TP Hà Nội đưa một số vấn đề bất cập tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Cụ thể, tại điểm e, Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100 quy định xử phạt về hành vi “đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; tuy nhiên chưa có quy định rõ về để xe ở phố thế nào là trái, không đúng quy định.

Về bất cập trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai, đại diện Phòng Tài nguyên- môi trường huyện Sóc Sơn nêu vướng mắc trong việc buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì đối với việc buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định này. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có quy định mức độ khắc phục hậu quả. Như vậy, các trường hợp vi phạm phát sinh cần áp dụng buộc phải khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm thì xử lý như thế nào cho đúng….

Sau khi nghe các ý kiến trên, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trưởng phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật- Sở Tư pháp chủ trì hội nghị đã ghi nhận, tiếp thu tất cả những ý kiến của các đơn vị để tổng hợp báo cáo trình UBND TP, Bộ Tư pháp; và coi đó là cơ sở để xem xét, hoàn chỉnh bản dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Linh Anh

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ XUÂN LÂM

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 0903 918 848

Số điện thoại Luật sư Lâm: 0903 918 848

Trụ sở: 250A Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Email: lxlamlaw@gmail.com- Website: www.luatsulam.com.vn