Tiêu chí Văn phòng Luật sư Xuân Lâm chúng tôi là:

– Uy tín

– Chuyên nghiệp

– Hiệu quả cùng có lợi

Quy định của pháp luật về việc hoãn xét xử vụ án

Quy định của pháp luật về việc hoãn xét xử vụ án
ANTD.VN – Bạn đọc hỏi: Tôi là một trong hàng chục bị hại của vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mấy lần tòa mời đến để xét xử nhưng sau đó tòa đều tuyên bố hoãn xử với mỗi lần một lý do khác nhau… Xin hỏi luật sư quy định về việc hoãn xét xử là như thế nào? Nguyễn Thị Tươi (Hà Nội)

ảnh 1Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, có rất nhiều căn cứ để Hội đồng xét xử vụ án quyết định hoãn phiên tòa

Luật sư trả lời: Hoãn phiên tòa được hiểu là việc không tiến hành xét xử vì một số lý do nhằm đảm bảo cho vụ án được xét xử khách quan, công bằng và thời điểm tiến hành phiên tòa đã định sẽ được chuyển sang thời điểm khác muộn hơn.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), có khá nhiều căn cứ để Hội đồng xét xử vụ án quyết định hoãn phiên tòa. Chẳng hạn như: Phải thay đổi kiểm sát viên tại phiên tòa (Điều 52, BLTTHS năm 2015); Phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa (Điều 53, BLTTHS năm 2015); Trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế (Điều 288,

BLTTHS năm 2015); Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế (Điều 289, BLTTHS năm 2015); Bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan (Điều 290, BLTTHS năm 2015); Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa (Điều 291, BLTTHS năm 2015).

Tiếp đến là: Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử (Điều 292, BLTTHS năm 2015); Người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử (Điều 293, BLTTHS năm 2015); Người giám định, người định giá tài sản vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử (Điều 294, BLTTHS năm 2015); Người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khác thay thế (Điều 295,  BLTTHS năm 2015)…

Ngoài ra, trong một vụ án có nhiều bị cáo, nhiều bị hại, nhiều người làm chứng…; nếu mỗi người vắng mặt có lý do chính đáng, Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Việc hoãn phiên tòa nhiều lần là điều mà Hội đồng xét xử nói riêng và nhiều người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng không mong muốn do mất thời gian, công sức, chi phí xét xử của Nhà nước, chi phí đi lại của mọi người. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho tất cả các bên, pháp luật vẫn cho phép điều đó xảy ra.

Bạn là một trong số hàng chục bị hại của vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do vậy như đã nói ở trên, nếu mỗi người bị hại vắng mặt một lần có lý do chính đáng, Hội đồng xét xử vẫn phải cân nhắc nên hoãn hay không.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ XUÂN LÂM

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 0903 918 848

Số điện thoại Luật sư Lâm: 0903 918 848

Trụ sở: 250A Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Email: lxlamlaw@gmail.com- Website: www.luatsulam.com.vn