Tiêu chí Văn phòng Luật sư Xuân Lâm chúng tôi là:

– Uy tín

– Chuyên nghiệp

– Hiệu quả cùng có lợi

Thương mại hóa dâng sao giải hạn

Thương mại hóa dâng sao giải hạn

Thương mại hóa dâng sao giải hạn

Theo PGS-TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo: Giáo hội cũng nên lên tiếng về việc tránh thương mại hóa trong chuyện dâng sao giải hạn, giống như đã ra văn bản về việc không đốt vàng mã trong chùa.
Bên ngoài cổng chùa Phúc Khánh (Hà Nội), người dân ngồi tràn
xuống vỉa hè và lòng đường dâng sao giải hạn /// ẢNH: GIANG HUY

Bên ngoài cổng chùa Phúc Khánh (Hà Nội), người dân ngồi tràn xuống vỉa hè và lòng đường dâng sao giải hạn

ẢNH: GIANG HUY
Thưa ông, năm nay không phải là năm đầu nhiều người lên tiếng về việc dâng sao giải hạn ở chùa nữa. Nhiều ý kiến cho rằng đó không đúng giáo lý nhà Phật. Cố TS Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, cho rằng việc này không thuộc Phật giáo nguyên gốc. Tuy nhiên, Phật giáo khi du nhập vào VN đã có sự hỗn dung với Đạo giáo, Khổng giáo. Ông nghĩ sao về điều này?

Thương mại hóa dâng sao giải hạn - ảnh 1
…Người ta muốn giải trừ hạn xấu, tìm kiếm sự may mắn thì người ta sẽ phải tích thiện, làm phúc, tích cực làm điều tốt… Theo đúng giáo lý nhà Phật, làm lành tránh dữ thì hạn xấu nó mới tiêu trừ chứ. Hoàn toàn không có chuyện làm ác rồi dâng sao giải hạn là xong
Thương mại hóa dâng sao giải hạn - ảnh 2
Tôi cũng nghĩ đó là ảnh hưởng từ truyền thống tín ngưỡng, văn hóa của Trung Quốc. Phật giáo truyền vào VN qua ngả Trung Quốc (Phật giáo Bắc truyền) chịu ảnh hưởng nhiều quan niệm văn hóa của Trung Quốc, trong đó có Đạo giáo. Dâng sao giải hạn là như thế. Phật giáo vốn không có chuyện đó. Hiện nay, nhiều người lên tiếng về việc dâng sao giải hạn, bởi họ cho rằng nó đang trở nên mê muội.
Theo ông, có điều gì chứng tỏ hiện trạng người dân dâng sao giải hạn đang mê muội?
Đó là cảm nhận chung, chứ đo đếm thì chưa có.
Tuy nhiên, tôi thấy dường như càng ngày người ta càng tin điều đó, ngày càng thực hành dâng sao giải hạn nhiều hơn, càng ngày càng chi phí hơn cho việc dâng sao giải hạn. Nhưng cái mà người ta thực sự hiểu ý nghĩa của việc đó thì có lẽ là chưa. Phần lớn làm theo phong trào, trào lưu xã hội, hoặc do cảm thấy cuộc sống nhiều bất an. Giao thông bất an, bệnh tật, rủi ro kinh doanh…
Đó là câu chuyện khi tinh thần bất an, người ta dâng sao để cảm thấy an toàn.
Ngoài sân chính chùa Phúc Khánh, người dân ngồi chật kín chờ dâng sao giải hạn ảnh: Tuấn Mack Ảnh: Trinh Nguyễn

Ngoài sân chính chùa Phúc Khánh, người dân ngồi chật kín chờ dâng sao giải hạn ảnh: Tuấn Mack

ẢNH: TRINH NGUYỄN
Nhưng khá nhiều người tin rằng chỉ cần làm lễ dâng sao giải hạn là có thể giải quyết hết vấn đề. Đó là dấu hiệu cho thấy người ta bắt đầu mê muội. Bởi nếu người ta hiểu, người ta muốn giải trừ hạn xấu, tìm kiếm sự may mắn thì người ta sẽ phải tích thiện, làm phúc, tích cực làm điều tốt… Theo đúng giáo lý nhà Phật, làm lành tránh dữ thì hạn xấu nó mới tiêu trừ chứ. Hoàn toàn không có chuyện làm ác rồi dâng sao giải hạn là xong.

Tục dâng sao giải hạn được hiểu là để giảm nhẹ vận hạn của người có sao xấu, làm lễ cúng vào đầu năm hoặc hằng tháng tại chùa hay tại nhà (cúng ở ngoài trời). Lễ dâng cúng sao có lễ vật, đèn, bài vị, sớ… Thường thì sau khi ghi tên, nộp lệ phí, vào giờ đã định thì đến nghe nhà chùa đọc kinh, đọc tên mình, nhận sớ và hóa vàng là hoàn tất.
Chúng tôi cũng quan sát thấy, trong khoảng chục năm gần đây mức độ cầu cúng tăng rất nhiều. Dâng sao giải hạn, cầu tài cầu lộc – những cái không phải ở Phật giáo – đều nhiều hơn. Nó nhiều hơn hẳn so với việc đến chùa để tụng kinh, học tập giáo lý, thực hành giáo luật Phật giáo…
Việc dâng sao giải hạn, theo truyền miệng, nhiều khi còn hấp dẫn do có người bảo nhau quan chức cũng dâng sao ở chùa đó. Liệu có nên yêu cầu lãnh đạo không đến đó để “giải đông” không, làm như vậy có ảnh hưởng tới quyền tự do tín ngưỡng của họ không?
Tôi nghĩ rằng, luật pháp luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của tất cả mọi người. Theo tôi, không nên tuyệt đối hóa việc quá tải ở các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là do các vị lãnh đạo đã đến đó. Việc các không gian thiêng quá tải trong mùa lễ hội là chuyện hết sức bình thường. Điều quan trọng là cách thức tổ chức như thế nào để hạn chế những chuyện phản cảm, lộn xộn. Có thể du khách đến rất đông, nhưng nếu cách thức tổ chức tốt thì vẫn ngăn nắp, trật tự, văn minh.
Việc nhà chùa nhận giúp người dân cúng dâng sao giải hạn có kèm theo tiền, liệu đó có thể gọi là dịch vụ tôn giáo không, thưa ông?
PGS-TS Chu Văn Tuấn
       PGS-TS Chu Văn Tuấn

Đó là một dịch vụ, người dân có nhu cầu thì nhà chùa đáp ứng thôi. Đó là dịch vụ chứ không phải một chức năng hay giáo lý giáo luật Phật giáo quy định cho nhà chùa. Ở đây rất rõ là người dân có nhu cầu thì chùa đáp ứng. Thì xưa đến nay mình vẫn thế, bất cứ cái gì cần người dân đều có thể nhờ đến sư, và sư như một người có thể giải đáp tất cả.

Khi đi lễ chùa chúng ta có thể bỏ tiền giọt dầu tùy tâm. Nhưng với dâng sao giải hạn, có khoản nhất định đối với từng chùa. Ông đánh giá việc đó như thế nào, đó có còn là làm phúc không?

Thực ra nếu quy định thu tiền là không đúng. Lễ phải ngần này tiền rõ ràng là không đúng. Nên tùy tâm để người ta có chút cúng dường chư Phật, như thế cũng tạo cho người ta tâm bố thí. Quy định như thế thì không đúng. Như vậy, tôi cho rằng đó là dấu hiệu thương mại hóa.

Như vậy là đã xuất hiện việc thương mại hóa. Giáo lý nhà Phật cũng không chấp nhận việc dâng sao giải hạn. Các hòa thượng cũng lên báo nói việc dâng sao giải hạn không đúng giáo lý nhà Phật. Tuy nhiên, chưa thấy có việc nói giáo hội yêu cầu các chùa phải dừng việc đó lại.
Những năm vừa rồi, chúng ta nói rất nhiều đến việc đốt vàng mã. Sau đó, Giáo hội Phật giáo đã có văn bản quy định các chùa, các cơ sở Phật giáo không đốt vàng mã. Đó là một phản ứng của giáo hội. Vấn đề dâng sao tôi nghĩ nó sẽ khó hơn đốt vàng mã.
Nếu việc dâng sao giải hạn đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân, mà cách làm không phải thương mại hóa thì có lẽ cũng không bị phản ánh nhiều như vậy. Nhưng nếu thương mại hóa thì không nên. Giáo hội cần lên tiếng về việc không nên thương mại hóa chuyện đó. Quy định thu tiền khiến cho hình ảnh Phật giáo cũng mất đi cái đẹp. Cứ để cho người dân tùy tâm tự nguyện.
Nói cách khác, giáo hội cũng nên lên tiếng về việc tránh thương mại hóa trong chuyện dâng sao giải hạn, giống như đã ra văn bản về việc không đốt vàng mã trong chùa.
Không thể mua thiện cảm của thần linh,dù thần linh của bất cứ tôn giáo nào
Trước nhất, về vũ trụ luận Phật giáo, quả địa cầu của chúng ta không phải hành tinh duy nhất. Trong vũ trụ có vô số các quả địa cầu khác có sự sống. Nên việc người Trung Hoa theo Nho giáo, Lão giáo đơn giản hóa vũ trụ chỉ còn 28 hành tinh, mỗi hành tinh là một ngôi sao là một ngộ nhận lớn về phương diện khoa học. Do đó, chúng ta không nên tin vào việc vận mệnh con người được chiếu soi bởi 28 vì sao đó.
Năm tốt và năm xấu, tháng tốt và tháng hạn cũng vậy. Thứ hai là về phương diện nguyện ước, chúng ta càng cần có những hoạt động như cầu thế giới hòa bình, đất nước thịnh vượng phát triển, nhà nhà cơm no áo ấm và hạnh phúc bình an. Nhờ những nguyện ước đó chúng ta thúc đẩy mình trên con đường đúng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại sự nguyện ước thì theo thuyết nhân quả của Phật giáo, con người chỉ rơi vào khát vọng. Nên để có được kết quả thì chúng ta không thể mua thiện cảm của thần linh dầu thần linh đó ở bất cứ tôn giáo nào.
Theo đạo Phật, chúng ta phải kiên trì đúng phương pháp, không bỏ cuộc giữa chừng thì các trở ngại khó khăn lần lượt sẽ qua. Nỗ lực của chúng ta sẽ khiến nguyện ước thành sự thật. Trên hai nền tảng đó tôi tha thiết kêu gọi cộng đồng trong nước và ngoài nước đừng biến cơ sở Phật giáo thành nơi gửi gắm niềm hên xui may rủi vận mệnh vào việc cúng sao, mà hãy đến chùa bằng thái độ của người học lời của Phật nghiêm túc, thực hành lời của Phật dạy nghiêm túc để có được an vui hạnh phúc bằng chính lối sống mang giá trị và kỹ năng sống của chúng ta. Nền tảng đạo đức, trí tuệ thì mọi ước nguyện sẽ như ý muốn.
Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM

 

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ XUÂN LÂM

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 0903 918 848

Số điện thoại Luật sư Lâm: 0903 918 848

Trụ sở: 250A Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Email: lxlamlaw@gmail.com- Website: www.luatsulam.com.vn