Tiêu chí Văn phòng Luật sư Xuân Lâm chúng tôi là:

– Uy tín

– Chuyên nghiệp

– Hiệu quả cùng có lợi

‘Tôi đề nghị Hà Nội cấm đi bộ luôn, chỉ cho chạy bộ’

‘Tôi đề nghị Hà Nội cấm đi bộ luôn, chỉ cho chạy bộ’

‘Tôi đề nghị Hà Nội cấm đi bộ luôn, chỉ cho chạy bộ’

Chủ trương cấm xe máy trong hơn 10 năm nữa của Hà Nội được bạn đọc đưa ra các giải pháp thiết thực và cả hài hước.

Tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy chiều qua, liên quan đến việc dừng hoạt động xe máy ở nội đô, Giám đốc Sở GTVT Vũ Văn Viện dẫn chứng việc đi mua gà sống có thể bằng nhiều phương tiện.

Theo ông Viện, chọn phương tiện giao thông là quyền của cá nhân. Ít tiền có thể đi xe đạp, nhiều thì đi taxi.

Chủ trương cấm xe máy của Hà Nội nhận được hàng trăm phản hồi từ độc giả báo VietNamNet chỉ trong ít ngày. Nhiều bạn đọc đồng tình nhưng thẳng thắn chỉ ra hàng loạt bất cập. Những người khác thì phản đối gay gắt khi thấy những bước chuẩn bị cho việc này còn bộn bề.

Bạn Tom My còn đề xuất hài hước: “Tôi đề nghị cấm đi bộ luôn, chỉ cho chạy bộ thôi, khi đó thành phố sẽ rất năng động. Người dân được hưởng lợi trước tiên do có sức khỏe. Khách du lịch cũng thích thú vì ra đường là phải chạy bộ”.

Nhận mình là người sửa chữa điện nước, bạn Tran Pho lo lắng: “Hàng ngày, tôi đi xe máy trong TP cả trăm km theo yêu cầu của khách hàng. Có người nhà mặt phố, nhà sâu trong ngõ hẹp dài hàng trăm mét, nhưng với chiếc xe máy nhỏ gọn tôi chở được đủ thứ đồ nghề từ chiếc khoan điện đến búa, kìm, tua vít các cỡ rồi cả bình gas bơm cho máy lạnh… lỉnh kỉnh trăm thứ.

'Tôi đề nghị Hà Nội cấm đi bộ luôn, chỉ cho chạy bộ'
Xe máy lâu nay là phương tiện mưu sinh của không ít người dân. Ảnh: Trần Thường

Nếu TP bắt tôi đi xe buýt chắc chắn tôi không mang được nhiều thứ dụng cụ đồ nghề như vậy, chưa kể khách hàng có nhà ở sâu trong ngõ thì đành chịu chết. Kể cả khi tôi có tiền đi taxi thì cũng không thể vào ngõ hẹp. Vậy xin Giám đốc Sở GTVT chỉ cho tôi biết làm thế nào để tôi tiếp tục hành cái nghề vất vả, lương thiện và cũng có rất nhiều người cần này”.

Bạn Nguyễn Quốc Huy thì băn khoăn: “Muốn chở đồ đi đâu đó cũng bằng xe đạp ư? Không gì bằng xe máy, tiện lợi, nhanh gọn, cơ động, giảm sức người, thời gian, là kế mưu sinh bao người”.

'Tôi đề nghị Hà Nội cấm đi bộ luôn, chỉ cho chạy bộ'
Xe đạp chìm nghỉm giữa biển xe máy, ô tô. Ảnh: Trần Thường

Nếu đi bằng xe đạp, bạn Phạm Khương e ngại: Trước đây người ta gọi Hà Nội là TP của xe đạp, bây giờ là của xe máy. Nếu làm tốt giao thông công cộng thì sẽ là TP của tàu điện và ô tô. Có đường sắt trên cao làm mãi không xong, đi xe đạp thì năng suất lao động bao giờ đuổi kịp các nước trong khu vực?

Bạn Quoc Huy nêu câu hỏi: Người ta đi xe đạp, xe đạp điện thay vì xe máy thì sao, có gì khác nhau? Nếu đi xe đạp thì chắc chắn tắc sẽ kinh khủng hơn nhiều vì tốc độ lưu thông thấp.

Đời sống khấm khá tự khắc bỏ xe máy

Bạn VAST chỉ rõ: “Xe máy không đơn thuần là phương tiện đi lại mà nó còn chở cả một gia đình từ đi học, đi làm, khám bệnh, mua bán nhu yếu phẩm… Còn những hộ kinh doanh khắp các hang cùng ngõ hẻm cho đến các chợ dân sinh, họ vận chuyển hàng hóa kiểu gì nếu không có xe máy. Cơ cấu kinh tế nhỏ lẻ, quy hoạch đô thị manh mún thì đi xe máy là đúng rồi. Muốn cấm hãy cải cách kinh tế, quy hoạch lại đô thị, tăng cường giao thông công cộng cho đồng bộ thì lúc đó muốn làm gì thì làm”.

'Tôi đề nghị Hà Nội cấm đi bộ luôn, chỉ cho chạy bộ'
Xe máy đi trên vỉa hè diễn ra phổ biến trên mọi con đường Hà Nội. Ảnh: Đoàn Bổng

Mong mỏi một cuộc sống khấm khá hơn, bạn Huy Nguyen viết: “Cái này thì ở tầm vĩ mô. Khi nào người dân có thu nhập cao, không phải lo tới ‘cơm áo gạo tiền’, ra khỏi nhà chỉ lo đi làm và về nhà không còn lo mải mê đón đưa con đi học, tranh thủ tạt ngang dọc để kiếm thêm tiền để bù vào mức lương cơ bản bao nhiêu năm nay không đủ sống, lúc đó đương nhiên mọi người sẽ luôn lo bảo vệ sức khỏe và tính mạng sao cho được an toàn. Chả cần cấm dân cũng tự bỏ xe máy để đi các phương tiện công cộng cho an toàn”.

Theo bạn LaVanDai, cái gì cũng cần bắt đầu, chỉ có điều cần bắt đầu một cách khoa học và thực tế hơn. “Ví dụ, xác định tuyến cấm và giờ cấm, từ đó dần dần tạo thói quen rồi làm triệt để. Trong quá trình làm sẽ khắc phục những bất cập cho người dân khi đi bộ và đi xe đạp”.

Bạn đọc Hữu rủ rỉ nêu góp ý: “Công việc gì mà người dân đi xe máy nhiều thì nên di dời trụ sở đó ra khỏi trung tâm thủ đô! Vì xe dịch vụ công cộng không thể phục vụ đến từng ngõ hẻm được! Bên cạnh đó, phải phát động tập thói quen cho người dân nên đi bộ nhiều lên. Cái gì cũng phải từ từ dân dần thành nếp mọi người ạ!”.

Theo bạn Phương: “Hai mươi năm trước, xe đạp đi kín đường. Nay thỉnh thoảng mới thấy vài chiếc. Có cần cấm đâu! Chỉ cần có cái thay thế tốt hơn là tự khắc cái cũ bị loại bỏ. Đó là quy luật tự nhiên. Mọi cố gắng làm trái quy luật sẽ không bao giờ thành công”.

 

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ XUÂN LÂM

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 0903 918 848

Số điện thoại Luật sư Lâm: 0903 918 848

Trụ sở: 250A Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Email: lxlamlaw@gmail.com- Website: www.luatsulam.com.vn