Tiêu chí Văn phòng Luật sư Xuân Lâm chúng tôi là:

– Uy tín

– Chuyên nghiệp

– Hiệu quả cùng có lợi

Vụ sư thầy xin giữ 200-300 tỷ: Tài sản của ai?

Vụ sư thầy xin giữ 200-300 tỷ: Tài sản của ai?

(Tin tức thời sự) – Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, thầy Toàn không có quyền sở hữu tài sản. Việc thầy lí luận do công đức cá nhân, nhưng cá nhân cũng thuộc về Tăng.

Xung quanh xôn xao vụ nhà sư Thích Thanh Toàn (trụ trì chùa Nga Hoàng, xã Hợp Châu, Tam Đảo, Vĩnh Phúc, người vừa bị bãi nhiệm ngày 7/10 vừa qua) xin hoàn tục và giữ lại tài sản 200-300 tỷ đồng, ngày 91/0, trao đổi với báo Đất Việt, luật sư Trương Xuân Tám, Chủ nhiệm đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, việc này cần phải xác minh rõ nguồn gốc số tiền sư Toàn dùng để mua đất làm trang trại.

“Số tiền mấy trăm tỷ đó nếu sư Toàn nói là của ông ấy, Giáo Hội Phật giáo nói là của giáo hội thì rất có thể sẽ xảy ra tranh chấp về tài sản.

Theo luật, người đi tu hành vẫn còn quyền sở hữu tài sản riêng nhưng tài sản đó phải do mình làm ra chứ không phải lợi dụng việc công đức nhà chùa.

Nếu xác định có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, tranh chấp, Giáo Hội Phật giáo hoàn toàn có quyền đưa đơn ra tòa, yêu cầu tòa phải trả lại. Điều quan trọng trong vụ việc này là phải xem số tài sản mà sư Toàn nói của ông ấy được hình thành từ đâu, từ đó mới xác định được tài sản đó có phải của riêng sư Toàn hay không”, luật sư Tám nói.

Theo luật sư Tám, nếu xác định trang trại đó là của cá nhân sư Toàn thì cần phải xem trong thời gian tu hành, vị sư này đã làm những công việc gì hay được ai biếu, cho, tặng. Nếu cho với số tiền lớn thì cũng phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân.

Xung quanh xôn xao vụ nhà sư Thích Thanh Toàn (trụ trì chùa Nga Hoàng, xã Hợp Châu, Tam Đảo, Vĩnh Phúc, người vừa bị bãi nhiệm ngày 7/10 vừa qua) xin hoàn tục và giữ lại tài sản 200-300 tỷ đồng, ngày 91/0, trao đổi với báo Đất Việt, luật sư Trương Xuân Tám, Chủ nhiệm đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, việc này cần phải xác minh rõ nguồn gốc số tiền sư Toàn dùng để mua đất làm trang trại.

“Số tiền mấy trăm tỷ đó nếu sư Toàn nói là của ông ấy, Giáo Hội Phật giáo nói là của giáo hội thì rất có thể sẽ xảy ra tranh chấp về tài sản.

Theo luật, người đi tu hành vẫn còn quyền sở hữu tài sản riêng nhưng tài sản đó phải do mình làm ra chứ không phải lợi dụng việc công đức nhà chùa.

Nếu xác định có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, tranh chấp, Giáo Hội Phật giáo hoàn toàn có quyền đưa đơn ra tòa, yêu cầu tòa phải trả lại. Điều quan trọng trong vụ việc này là phải xem số tài sản mà sư Toàn nói của ông ấy được hình thành từ đâu, từ đó mới xác định được tài sản đó có phải của riêng sư Toàn hay không”, luật sư Tám nói.

Theo luật sư Tám, nếu xác định trang trại đó là của cá nhân sư Toàn thì cần phải xem trong thời gian tu hành, vị sư này đã làm những công việc gì hay được ai biếu, cho, tặng. Nếu cho với số tiền lớn thì cũng phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân.

“Đây là một cạm bẫy nhưng không sao cả, mình làm mình chịu. Đàn ông không sợ. Nếu muốn lấy vợ thì vẫn thoải mái, không sợ gì cả. Ăn chơi thoải mái, không sợ gì cả”, sư Toàn nói.

Được biết, sư Toàn hiện đã rời khỏi chùa Nga Hoàng, sau khi Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc quyết định cho ông này xả giới.

Thùy Dung

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ XUÂN LÂM

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 0903 918 848

Số điện thoại Luật sư Lâm: 0903 918 848

Trụ sở: 250A Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Email: lxlamlaw@gmail.com- Website: www.luatsulam.com.vn