Tiêu chí Văn phòng Luật sư Xuân Lâm chúng tôi là:

– Uy tín

– Chuyên nghiệp

– Hiệu quả cùng có lợi

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: ‘Quy định mập mờ vầy là chết’

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: ‘Quy định mập mờ vầy là chết’

(PLO)- Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng Nghị định 116 có sự  đối xử không công bằng giữa xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước.

Chiều 13-12, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính và Hiệp hộidoanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức hội nghị đối thoại tại Văn phòng Chính phủ.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: 'Quy định mập mờ vầy là chết' - ảnh 1
Quang cảnh buổi đối thoại.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, trên tinh thần cởi mở, cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn các DN Nhật Bản phản ánh những khó khăn, vướng mắc về các cơ chế chính sách và thủ tục hành chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Liên quan đến mảng kinh doanh ô tô, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng Nghị định 116 về sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô và dịch vụ bào hành bảo dưỡng cho ô tô có sự  “đối xử không công bằng giữa xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước”, gây khó khăn cho DN trong việc đáp ứng.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: 'Quy định mập mờ vầy là chết' - ảnh 2
Đại diện DN Nhật phát biểu

Cụ thể, Nghị định yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải cung cấp giấy chứng nhận kiểu loại của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài (bản sao). Tuy nhiên, trong thực tế, Chính phủ của mỗi quốc gia chỉ kiểm tra/ thử nghiệm và cấp chứng nhận theo quy định của quốc gia đó cho việc sử dụng trong nước. Xe sản xuất để xuất khẩu nằm ngoài sự quan tâm của họ.

Mặt khác, hiện nay ở Việt Nam đã có Giấy chúng nhận chất lượng kiểu loại được cấp bởi Cục Đăng kiểm Việt Nam. “Chúng tôi không nghĩ cần phải có Giấy chứng nhận theo như yêu cầu trên”- Hiệp hội doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam nêu.

Ngoài ra, Nghị định cũng yêu cầu thử nghiệm khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật cho xe CBU (xe được sản xuất hoàn toàn ở nước ngoài và nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam) theo từng lô hàng. Mỗi lần thử nghiệm sẽ mất thời gian khoảng hai tháng và chi phí lên tới 10.000 USD/lô hàng. Nếu như các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô tuân thủ theo quy định này  sẽ lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc.

“Hiệp hội đề nghị Chính phủ chỉ áp dụng việc thử nghiệm cho mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại xe của lô hàng đầu tiên và chấp nhận báo cáo thử nghiệm cho các lô hàng tiếp theo”- vị đại diện Hiệp hội nói đồng thời kiến nghị tạm hoãn thi hành Nghị định 116.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng sau đó giải thích tư tưởng của Nghị định 116 là bảo vệ cả cho nhà sản xuất chứ không riêng người tiêu dùng. Ông Dũng dẫn thực tế vừa qua Việt Nam nhập hai lô xe thuộc dòng xe hạng sang từ Đức, một lô 700 chiếc, lô còn lại 400 chiếc, nhưng đây là xe cũ được hoán cải, tân trang. “Việt Nam gọi là mông má, từ bà già thành cô gái trẻ để lừa khách hàng. Như vậy là ảnh hưởng chính đến nhà sản xuất…”- Bộ trưởng Dũng nói.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: 'Quy định mập mờ vầy là chết' - ảnh 3
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng

Bộ trưởng Dũng cũng cho rằng rất cần giấy của nhà sản xuất để chứng minh sản phẩm có xuất xứ hàng hoá và nhà sản xuất có trách nhiệm triệu hồi sản phẩm khi họ gây ra lỗi. Vì hiện nay, những vụ việc không có giấy chứng nhận, nhà nhập khẩu bán cho người tiêu dùng, khi xảy ra lỗi thì nhà nhập khẩu không có quyền triệu hồi xe.

Cũng theo ông Dũng, khi các hãng mở thị trường ở các nước thì việc cung cấp giấy tờ sẽ rất thuận lợi để chứng minh chất lượng hàng hoá, chứng tỏ lô xe này từ Đức sang Nhật hay từ Nhật sang nước khác…

“Riêng đối với việc kiểm tra từng lô hàng, các Bộ lưu ý tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu, sản xuất. Nếu cùng series, không có sự thay đổi thì như đề nghị của Bộ Công thương là sẽ có thuận lợi hơn cả hậu kiểm và đánh giá tuân thủ pháp luật”- Bộ trưởng Dũng nói.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: 'Quy định mập mờ vầy là chết' - ảnh 4
Cuộc đối thoại thẳng thắn được các DN vỗ tay tán thưởng

Trao đổi lại, một DN Nhật hỏi lô nhập khẩu BMW cần giấy chứng nhận của nhà sản xuất để đảm bảo trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc triệu hồi, bảo hành. Như vậy, giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền nhà nước của nước ngoài quy định tại Nghị định 116 có phải chính là giấy chứng nhận của hãng sản xuất?.

Đáp lại, đại diện Bộ GTVT cho biết, quy định tại Nghị định 116 là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài, không phải giấy chứng nhận của nhà sản xuất.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng sau đó đề nghị Bộ Giao thông xem lại quy định này, vì đây là hoạt động DN, cơ quan nước ngoài không cấp các loại giấy này.

“Triệu hồi xe thì ai triệu? Quy định mập mờ như thế này thì chết rồi! Chính quyền nào cấp giấy này? Quan trọng là giấy này để làm gì?”- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu hàng loạt câu hỏi dành cho đại diện Bộ GTVT.

ĐỨC MINH
Théo báo Pháp luật

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ XUÂN LÂM

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 0903 918 848

Số điện thoại Luật sư Lâm: 0903 918 848

Trụ sở: 250A Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Email: lxlamlaw@gmail.com- Website: www.luatsulam.com.vn