Từ sáng sớm, hơn 30 cảnh sát được phân công túc trực, bảo vệ an ninh phiên toà. Đại diện gia đình các bị hại phải làm thủ tục qua hai vòng an ninh và có giấy triệu tập mới được tham dự.
HĐXX thông báo phiên toà kéo dài 5 ngày, 14 luật sư và một trợ giúp viên pháp lý đăng ký tham gia bào chữa cho ba bị cáo, bị đơn dân sự, gia đình 8 nạn nhân.
Bị cáo Trần Văn Sơn sáng nay. Ảnh: Phạm Dự. |
Luật sư đề nghị triệu tập đại diện Bộ Y tế
Khi HĐXX bắt đầu phần thủ tục, các luật sư đồng loạt nêu đề nghị triệu tập ông Trương Quý Dương, nguyên giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình và đại diện Bộ Y tế.
Bào chữa cho bị cáo Lương, luật sư Lê Văn Thiệp cho biết đã có văn bản đề nghị TAND thành phố Hoà Bình triệu tập người có thẩm quyền của Bộ Y tế để làm rõ việc ban hành quy trình và các chức danh của bệnh viện nhằm xác định trách nhiệm của các bị cáo và những người liên quan. Luật sư còn đề nghị triệu tập hội đồng chuyên môn, đại diện Sở Y tế tỉnh Hoà Bình để làm rõ “có hay không việc trục lợi” trong hợp đồng y tế của bệnh viện.
Theo luật sư Thiệp, nguyên giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình Trương Quý Dương, cần phải đến toà để làm rõ trách nhiệm quản lý, trong đó có việc mua sắm thiết bị sửa chữa. Việc ông Dương vắng mặt sẽ khiến “khó có thể làm rõ nhiều tình tiết quan trọng, do đó có thể bỏ lọt tội phạm”. Luật sư Thiệp cho rằng, theo quy định của pháp luật, ông Dương có thể bị áp giải tới toà nếu cố tình vắng mặt.
Luật sư Nguyễn Tiến Dũng, bào chữa cho bị cáo Quốc, cho biết thân chủ ký hợp đồng số 05 với công ty Thiên Sơn vào chiều 29/5 nhưng trong hợp đồng lại ghi ngày 25/5. Bị cáo Quốc từng có lời khai chiều 29/5, sau khi sự việc xảy ra, chị Ngô Thị Tuyết Minh (Phó giám đốc Công ty Thiên Sơn) mới cầm hợp đồng 05 đến Đệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình để anh ký. Để làm rõ việc ký hợp đồng này, luật sư Dũng đề nghị triệu tập bà Minh đến toà.
Luật sư Trần Vũ Hải, bào chữa cho bị cáo Quốc, cho rằng Công ty Trâm Anh báo giá đến Công ty Thiên Sơn từ ngày 18/4/2017 song cáo trạng nêu ngày 20/4/2017, Đơn nguyên thận khoa hồi sức tích cực mới đề xuất sửa chữa thiết bị. Ngoài ra, giá được báo là 50 triệu đồng nhưng hợp đồng lại ký 70 triệu đồng. Theo luật sư, tòa cần “triệu tập bắt buộc” hai lãnh đạo bệnh viện trực tiếp ký hợp đồng là ông Trương Quý Dương và Đỗ Anh Tuấn.
Luật sư Trần Hồng Phúc đề nghị HĐXX đưa ra sổ họp giao ban năm 2015 và 2016 của đơn nguyên thận nhân tạo để xác định trách nhiệm của bị cáo Lương và những người liên quan khác.
Luật sư Lê Văn Thiệp đề nghị hoãn phiên toà song đại diện VKS bác đề nghị này. Sau chừng 15 phút hội ý, HĐXX quyết định tiếp tục phiên xét xử.
Ba bị cáo hầu tòa. Ảnh: Phạm Dự. |
Không xét nghiệm nước trước khi vận hành hệ thống lọc RO số 2
Là người đầu tiên trả lời HĐXX, bị cáo Bùi Mạnh Quốc cho biết, sáng 28/5/2017 đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị lọc nước như hợp đồng với Công ty Thiên Sơn trước đó.
Quốc cho rằng, hôm đó chưa hoàn thành công việc như hợp đồng trước đó với công ty Thiên Sơn nên không bàn giao cho bệnh viện bằng giấy tờ. Trước khi về, anh gọi điện thoại báo cho Trần Văn Sơn (28 tuổi, cán bộ phòng vật tư) biết đã sửa xong thiết bị, ngày mai quay lại lấy mẫu nước.
7h30 hôm sau, Quốc đến bệnh viện đã thấy máy chạy thận hoạt động và được điều dưỡng viên Nguyễn Thu Hằng thông báo “không thấy ai nói gì”. Thấy vậy, Quốc ra gọi điện thoại cho Sơn và khi quay lại thì các bệnh nhân đã đồng loạt nôn mửa.
Quốc thừa nhận do lỗi chủ quan của anh nên gây hậu quả “cực kỳ nghiêm trọng”.
Còn bị cáo Trần Văn Sơn cho biết, sáng 29/5, khi xuống đơn nguyên thận nhân tạo cùng Quốc lấy mẫu nước đi xét nghiệm thì hệ thống lọc nước RO số 2 đã vận hành. Hai người định lùi thời gian đến trưa mới đi xét nghiệm song ngay sau đó các bệnh nhân đã xảy ra sự cố.
Khai trước toà, bị cáo, bác sĩ Hoàng Công Lương cho hay thiết bị, máy móc do phòng vật tư quản lý, còn đơn nguyên thận nhân tạo chỉ sử dụng. Lương là bác sĩ nên chỉ có trách nhiệm điều trị bệnh nhân tại đây và “không phải là người quản lý, điều hành đơn nguyên này”.
Lương cho rằng, trong quá trình sử dụng, điều dưỡng viên Hằng thấy hệ thống lọc nước RO không đảm bảo nên báo Sơn đến kiểm tra. Lương không có trách nhiệm phải kiểm tra.
Bác sĩ Lương tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình. Ảnh: Phạm Dự. |
Trước đó, phiên sơ thẩm được mở lần đầu vào sáng 7/5 nhưng sau hai tiếng thực hiện phần thủ tục, HĐXX đã hoãn phiên tòa do chín luật sư của ba bị cáo vắng mặt.
Bác sĩ Lương sau đó có đơn gửi Thủ tướng kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá công bằng, đúng bản chất trong sự cố y khoa xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình.
Ngày 11/5, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về việc chuyển đơn của bác sĩ Lương đến TAND tỉnh Hòa Bình để chỉ đạo giải quyết theo quy định, đảm bảo việc xét xử công bằng, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.
Theo cáo trạng, sáng 29/5/2017 khi 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại đây thì đột ngột có dấu hiệu bất thường. 8 người lần lượt tử vong.
Nhà chức trách cáo buộc, với trình độ, trách nhiệm được giao, Lương buộc phải biết rõ nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng theo quy định, song sáng 29/5/2017 không kiểm tra lại hệ thống nước RO mà đã ra lệnh điều trị cho các bệnh nhân và để cho hoạt động lọc máu diễn ra bình thường. Lương cũng bị cáo buộc không báo cáo với Trưởng khoa theo trách nhiệm được giao.
Theo cáo trạng, Quốc trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 của đơn nguyên thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Anh ta đã sử dụng hỗn hợp hai loại hoá chất không có trong danh mục được dùng trong y tế là Axit Flohydric (HF) và Axitclohydric (HCL) để sục rửa các vỏ màng lọc làm tồn dư lượng hóa chất lớn trong hệ thống nước.
Ngoài ra, khi chưa tiến hành lấy mẫu nước để kiểm định theo tiêu chuẩn, sáng 29/5/2017, Quốc đã đưa hệ thống lọc nước RO vào sử dụng.
Sơn bị cáo buộc đã không trực tiếp có mặt để giám sát khi được giao kiểm tra việc bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2. Chiều 28/5/2017, chỉ nghe qua điện thoại và biết Quốc chưa làm xét nghiệm nước nhưng Sơn lại giao cho điều dưỡng viên của đơn nguyên thận nhân tạo.
Sơn không báo cáo lãnh đạo phòng và sáng 29/5/2017 để mặc cho đơn nguyên thận đưa hệ thống RO số 2 vào sử dụng “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
Đại diện mỗi gia đình có bệnh nhân tử vong đã kê khai số tiền mai táng từ 78,6 đến 157 triệu đồng và còn đề nghị bồi thường về dân sự theo quy định củapháp luật.
Ba trong tổng số 10 bệnh nhân đã phục hồi sức khoẻ, yêu cầu được bồi thường về thiệt hại sức khỏe, tinh thần với tổng số tiền hơn 70 triệu đồng. Bảy người khác cũng có đơn yêu cầu bồi thường theo quy định về những tổn hại sức khỏe