Giải quyết tranh chấp đất đai luôn phải đảm bảo 02 yêu tố:
Thứ nhất là đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng.
Thứ hai là đảm bảo sau tranh chấp việc áp dụng các biện pháp thi hành được thực hiện triệt để. Song song đó luật sư luôn cố gắng đưa ra phương án hạn chế tối đa các mâu thuẫn cá nhân của các bên tranh chấp trong quá trình thực hiện công việc.
Chúng tôi nhận giải đáp pháp luật đất đai, tư vấn hướng giải quyết tranh chấp đất đai qua điện thoại, tư vấn pháp luật mở cửa tất cả khung giờ hành chính trong tuần được trả lời bởi các luật sư giàu kinh nghiệm và luôn đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng, chính xác.
Để tiện cho quý vị tham khảo, tìm hiểu các hướng giải quyết tranh chấp đất đai chúng tôi xin chia sẻ quy định pháp luật trong vấn đề này để quý vị theo dõi: “Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai được giải quyết qua các thủ tục sau: Thủ tục hòa giải, thủ tục hành chính và thủ tục tố tụng.”
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Thủ tục hành chính giải quyết tranh chấp đất đai
Theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự có thể lựa hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
– Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
– Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 nhưng lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là khởi kiện dân sự thì vụ việc do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Quý vị cần sự trợ giúp của luật sư hãy liên hệ với chúng tôi ĐT 0903 918848