Tiêu chí Văn phòng Luật sư Xuân Lâm chúng tôi là:

– Uy tín

– Chuyên nghiệp

– Hiệu quả cùng có lợi

Xử lại vụ án thửa đất bị thu hồi sổ đỏ khi đang chia thừa kế

Xử lại vụ án thửa đất bị thu hồi sổ đỏ khi đang chia thừa kế
(PLVN) – Dự kiến ngày mai (26/9), TAND huyện Xuân Trường (Nam Định) sẽ đưa vụ án tranh chấp thừa kế tài sản ra xử sơ thẩm lại do bản án sơ phúc thẩm trước đó đã bị hủy theo quyết định giám đốc thẩm. Nguyên đơn trong vụ án là bà Nguyễn Thị Đoàn (SN 1956), bị đơn là ông Nguyễn Ngọc Thụy (SN 1948, anh trai bà Đoàn, cùng ngụ xã Xuân Hồng).

Người cha có bao nhiêu trong 1.238,2m2 đất?

Theo hồ sơ, cụ Nguyễn Ngọc Ruân (chết năm 2017) và vợ Vũ Thị Khuyên (chết năm 1977) có 6 người con, trong đó có bà Đoàn và ông Thụy. Vợ chồng cụ Ruân có thửa đất tại xóm 7 sổ đỏ cấp năm 2008 đứng tên cụ Ruân, diện tích 1.238,2m2. Trên thửa đất có căn nhà cấp 4 và công trình phụ hai cụ ở. Ngoài ra còn có căn nhà 2 tầng của ông Thụy, nhà mái bằng của con trai ông Thụy và nhà của ông Nguyễn Ngọc Kha (em ông Thụy).

Sau khi cha mất, bà Đoàn làm đơn gửi UBND xã xin phân chia di sản thừa kế. Làm việc tại xã, ông Thụy cho rằng bản thân đã mua một số phần đất của một số người khác, tổng diện tích 792m2, thuộc diện tích cha được cấp sổ đỏ. Bà Đoàn không đồng ý quan điểm này, khởi kiện ông Thụy về việc chia thừa kế tài sản cha để lại.

Quá trình giải quyết vụ án, bà Đoàn và ông Kha (đại diện cho bà Đoàn và là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) cho rằng việc ông Thụy nói mua đất từ cậu và thím là không đúng sự thật, không có căn cứ pháp lý. Nguyên đơn đề nghị tòa chia di sản thừa kế của cha mẹ theo quy định với cả thửa đất 1.238,2m2.

Trong khi đó, bị đơn cho rằng đất mua có sự chứng kiến của con gái người bán. Hiện người bán đã chết, song “nhân chứng” đã làm Giấy xác nhận cho rằng có sự việc mua bán đất.

Quyết định giám đốc thẩm với vụ án. (Ảnh: Hồng Mây)

Ngày 4/9/2020, bị đơn có đơn gửi UBND xã và huyện đề nghị xem xét thu hồi lại sổ đỏ đã cấp cho cha. Bởi theo ông Thụy, thửa đất mà cha được cấp sổ đỏ đã bao trùm lên phần đất thuộc quyền sử dụng của ông nhận chuyển nhượng từ người khác.

Ngày 22/1/2021, UBND huyện ra quyết định thu hồi sổ đỏ đã cấp cho cụ Ruân vì cho rằng “hồ sơ lập để cấp sổ đỏ của cụ Ruân không có giấy tờ hợp pháp chứng minh cụ được quyền sử dụng toàn bộ diện tích đất”. Ông Thụy cho rằng yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Ruân với 1.238,2m2 của nguyên đơn là không có cơ sở.

Xử sơ thẩm năm 2022, TAND huyện chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; xác định tài sản riêng của ông Thụy 394m2, của ông Kha 197m2 trong thửa đất 156 tờ bản đồ 17 lập. Về chia di sản thừa kế, tòa chia cho ông Thụy 555m2; ông Kha 357,8m2; bà Đoàn 268m2.

Tại bản án phúc thẩm ngày 24/8/2022, TAND tỉnh Nam Định chỉ sửa bản án sơ thẩm về phần án phí, các quyết định khác giữ nguyên án sơ thẩm.

Hủy án sơ và phúc thẩm

Ngày 21/2/2023, ông Thụy có đơn đề nghị giám đốc thẩm. Ngày 20/4/2023, Viện trưởng VKSND cấp cao tại Hà Nội kháng nghị với bản án phúc thẩm, đề nghị TAND cấp cao xử giám đốc thẩm hủy toàn bộ bản án, giao hồ sơ cho TAND huyện giải quyết sơ thẩm lại.

Tại phiên giám đốc thẩm, TAND cấp cao ra quyết định chấp nhận kháng nghị.

Theo nhận định của tòa, di sản của vợ chồng cụ Ruân để lại, các đương sự không thống nhất; bản đồ địa chính của xã qua các thời kỳ thể hiện lại khác nhau. Bên cạnh đó, ông Kha khẳng định không có đóng góp gì vào tài sản của cha mẹ. Hai cụ cũng không chuyển nhượng hay tặng cho ông Kha đất. Cấp sơ thẩm, phúc thẩm xác định tài sản riêng của ông Kha là 197m2 là không đúng quy định.

Ngoài ra, theo trình bày của ông Thụy, đã mua 180m2 đất và nhà của người khác, xuất trình bản gốc giấy bán đất năm 1976. Bên cạnh đó, ông Thụy cho rằng năm 1971 đã được người khác chuyển nhượng 1,7 sào (612m2). Con gái và em người bán xác nhận sự việc.

Tuy nhiên, tại biên bản ghi lời khai ngày 24/6/2021 thì 3 người con khác của cụ Ruân khai nguồn gốc đất của tổ tiên để lại; và do cụ Ruân mua lại từ người khác.

Theo tòa, lời khai của các đương sự là mâu thuẫn với nhau và mâu thuẫn với lời khai người làm chứng. Cấp sơ và phúc thẩm không tổ chức đối chất giữa các đương sự và nhân chứng là không đúng pháp luật. Khi giải quyết lại vụ án, cần thu thập chứng cứ, tiến hành đối chất để xác định ông Thụy hay cụ Ruân nhận chuyển nhượng nhà đất của một số người để đánh giá toàn diện vụ án, giải quyết theo đúng quy định pháp luật.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ XUÂN LÂM

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 0903 918 848

Số điện thoại Luật sư Lâm: 0903 918 848

Trụ sở: 250A Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Email: lxlamlaw@gmail.com- Website: www.luatsulam.com.vn