Tiêu chí Văn phòng Luật sư Xuân Lâm chúng tôi là:

– Uy tín

– Chuyên nghiệp

– Hiệu quả cùng có lợi

Cung cấp thông tin sai sự thật về người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào? Cung cấp thông tin sai sự thật về người khác trên mạng xã hội có bị xử lý hình sự không?

Cung cấp thông tin sai sự thật về người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào? Cung cấp thông tin sai sự thật về người khác trên mạng xã hội có bị xử lý hình sự không?

Chào anh chị, hiện tại thì gia đình tôi có một trường hợp như thế này: Em trai tôi bị một người hàng xóm đăng lên mạng xã hội việc “em trai tôi đang thiếu nợ rất nhiều, mọi người đừng cho nó mượn tiền nữa nha, nó sắp vỡ nợ rồi”. Tuy nhiên, thực tế thì em trai tôi không có. Cho tôi hỏi hành vi của anh hàng xóm đó có bị xử lý không? Mức phạt cho hành vi cung cấp thông tin sai sự thật về người khác trên mạng xã hội như thế nào? – câu hỏi của chị Mỹ đến từ Bạc Liêu.

Cung cấp thông tin sai sự thật về người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định về việc vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:

Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Theo đó, nếu một người xúc phạm danh dự uy tín nhân phẩm của cá nhân trên mạng xã hội vì bất cứ mục đích gì thì đều bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng hoặc từ 20 đến 30 triệu đồng nếu tiết lộ bí mật đời tư người khác. Đồng thời buộc gơ bỏ thông tin sai sự thật theo quy định.

Ngoài ra, mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cung cấp thông tin sai sự thật về người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?

Cung cấp thông tin sai sự thật về người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Cung cấp thông tin sai sự thật về người khác trên mạng xã hội có bị xử lý hình sự không?

Hành vi cung cấp thông tin sai sự thật về người khác trên mạng xã hội nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

– Người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Trong trường hợp sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Ngoài ra, người vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật về người khác trên mạng xã hội như thế nào?

Hành vi cung cấp thông tin sai sự thật về người khác trên mạng xã hội có thể phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác theo Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:

– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài các chi phí trên, người có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ XUÂN LÂM

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 0903 918 848

Số điện thoại Luật sư Lâm: 0903 918 848

Trụ sở: 250A Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Email: lxlamlaw@gmail.com- Website: www.luatsulam.com.vn