Tiêu chí Văn phòng Luật sư Xuân Lâm chúng tôi là:

– Uy tín

– Chuyên nghiệp

– Hiệu quả cùng có lợi

Hướng xử lý khi hàng xóm lấn đất trồng cây

Hướng xử lý khi hàng xóm lấn đất trồng cây

 

Để hàng xóm “mượn” đất trồng cây suốt 6 năm, nay anh Đức muốn xây tường cố định phân rõ ranh giới theo sổ đỏ, lại bị người này dọa “chật cây sẽ bị đi tù”.

Theo chia sẻ của anh Phùng Đức, việc lấn chiếm đất do hàng xóm thực hiện từ năm này qua năm khác. Anh Đức không nỡ bắt họ đốn hạ cây khi chưa đến kỳ thu hoạch nên coi như “cho mượn” đất trồng cây.

Nay anh cần xây tường cố định theo bản đồ trên sổ đỏ nhưng lại bị vướng nên đã đánh tiếng từ năm trước để dọn dẹp cây nhưng bị bất hợp tác.

86% độc giả tham gia khảo sát trên VnExpress (2.767 người) về tình huống trên đã cho rằng, anh Đức có quyền chặt những cây này.

“Trước hết bạn nên nhờ cán bộ địa chính xuống đo ranh cho chính xác và xây dựng hàng rào trước sự chứng kiến của cán bộ địa chính lẫn nhà hàng xóm. Họ có thắc mắc gì thì có bên địa chính xử lý. Sau đó, cây bên trong ranh đất của bạn bạn có toàn quyền chặt hay để lại. Và để không mâu thuẫn về sau, có lẽ bạn chặt cây rồi trả gỗ lại cho họ sẽ dễ được thông cảm hơn”, góp ý của độc giả Van Son cho anh Đức được 132 người khác ủng hộ.

Hướng xử lý khi hàng xóm lấn đất trồng cây

Luật sư Phạm Thanh Bình (Công ty luật Bảo Ngọc, Hà Nội) cho hay khoản 4 Điều 225 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, khi một người sáp nhập tài sản là động sản của mình vào một bất động sản của người khác thì chủ sở hữu bất động sản có quyền yêu cầu người sáp nhập dỡ bỏ tài sản sáp nhập trái phép và bồi thường thiệt hại hoặc giữ lại tài sản và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản sáp nhập (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).

Trong trường hợp này, người hàng xóm đã trồng (sáp nhập) một hàng cây vào phần đất của mình nên anh Đức có quyền yêu cầu dỡ bỏ tài sản sáp nhập trái phép và bồi thường thiệt hại do họ gây nên. Hoặc anh Đức có thể thanh toán cho người hàng xóm giá trị tài sản sáp nhập.

Do cây trồng lên đất của anh Đức là tài sản của hàng xóm, luật sư Bình khuyên anh Đức không nên tự chặt cây trên mà cần yêu cầu người hàng xóm làm việc này, di dời. Nếu họ không thực hiện, anh có thể cứ xây tường rào trong phần đất của nhà mình và thanh toán giá trị với số cây mà người hàng xóm đã trồng trái phép.

Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận về việc giải quyết số cây trồng nói trên hoặc giá trị anh Đức thanh toán lại cho người hàng xóm, anh có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường nơi anh cư trú giải quyết hoặc khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu người hàng xóm trả lại hiện trạng đất ban đầu.

Hải Thư

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ XUÂN LÂM

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 0903 918 848

Số điện thoại Luật sư Lâm: 0903 918 848

Trụ sở: 250A Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Email: lxlamlaw@gmail.com- Website: www.luatsulam.com.vn