Tiêu chí Văn phòng Luật sư Xuân Lâm chúng tôi là:

– Uy tín

– Chuyên nghiệp

– Hiệu quả cùng có lợi

Nhiều thủ tục hành chính không cần bản sao có công chứng

Nhiều thủ tục hành chính không cần bản sao có công chứng
Quyết định 199/2018 của Thủ tướng về phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính (TTHC – có hiệu lực từ ngày 9-2-2018) không quy định hình thức bản sao có công chứng, mở rộng các hình thức bản sao phù hợp với cách thức thực hiện TTHC.

Theo đó, trong quá trình giải quyết TTHC, khi nộp hồ sơ trực tiếp, người dân có thể lựa chọn một trong những cách thức như sau: Nộp bản sao từ sổ gốc; bản sao và đối chiếu bản chính; bản sao có chứng thực.

Trong trường hợp nộp hồ sơ giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu điện, người dân vẫn phải cung cấp cho cơ quan chức năng bản sao giấy tờ có chứng thực. Phương án trên áp dụng đối với nhiều thủ tục thuộc nhóm TTHC trong phạm vi quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, giao thông vận tải, hàng hải, lao động, tài chính, nội vụ…

Trước đó, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước (giai đoạn 2011-2020) đề ra mục tiêu đến năm 2020, mức độ hài lòng của nhân dân và DN về TTHC đạt trên 80%. Đồng thời, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý; 100% cơ quan hành chính sắp xếp nhân sự theo vị trí việc làm.

Theo Nghị định 23/2015, thẩm quyền chứng thực được quy định như sau:

+ UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

e) Chứng thực di chúc;

g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các điểm c, d và đ khoản này.

Chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của UBND cấp xã.

+ Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực “bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận”; “chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

+ Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

+ Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có nhà.

LÊ THOA

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ XUÂN LÂM

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 0903 918 848

Số điện thoại Luật sư Lâm: 0903 918 848

Trụ sở: 250A Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Email: lxlamlaw@gmail.com- Website: www.luatsulam.com.vn