Tiêu chí Văn phòng Luật sư Xuân Lâm chúng tôi là:

– Uy tín

– Chuyên nghiệp

– Hiệu quả cùng có lợi

Sau khi ký hợp đồng lao động mà phát hiện có nội dung bị sai sót thì có được ký kết lại hợp đồng lao động mới không?

Sau khi ký hợp đồng lao động mà phát hiện có nội dung bị sai sót thì có được ký kết lại hợp đồng lao động mới không?

Tôi có câu hỏi muốn được hỗ trợ giải đáp. Tôi có gặp phải một tình huống là khi giao kết hợp đồng lao động, do đọc hợp đồng không kỹ nên tôi chưa phát hiện được điểm sai trong hợp đồng lao động. Sau khi về nhà đọc lại hợp đồng một lần nữa thì tôi mới phát hiện ra rằng trong hợp đồng của tôi có bị sai sót. Vậy nên tôi muốn hỏi rằng trường hợp hợp đồng lao động có nội dung bị sai thì có được ký kết lại hợp đồng lao động mới không? Mong sớm nhận được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Các hình thức của hợp đồng lao động là gì?

Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động cụ thể như sau:

“Điều 13. Hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

“Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.”

Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động

Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động?

Theo Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động cụ thể như sau:

(1) Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

(2) Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

(3) Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

– Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

– Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

(4) Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

– Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

– Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

(5) Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

Trường hợp hợp đồng lao động có nội dung bị sai sót thì có được ký kết lại hợp đồng lao động mới không?

Đối với câu hỏi này, căn cứ theo Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động cụ thể như sau:

(1) Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

(2) Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

(3) Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì khi bạn phát hiện ra sai sót và muốn yêu cầu được sửa đổi, bổ sung thì bạn cần báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất là 03 ngày làm việc về nội dung sai sót mà bạn muốn sửa đổi. Khi hai bên đã thỏa thuận được việc sửa đổi thì hai bên sẽ tiến hành ký kết phụ lục hợp đồng hoặc giao kết một hợp đồng lao động mới. Nếu như hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng thì hợp đồng lao động có nội dung bị sai sót vẫn có hiệu lực và hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng đó.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về hợp đồng lao động. Trân trọng!

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ XUÂN LÂM

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 0903 918 848

Số điện thoại Luật sư Lâm: 0903 918 848

Trụ sở: 250A Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Email: lxlamlaw@gmail.com- Website: www.luatsulam.com.vn