Tiêu chí Văn phòng Luật sư Xuân Lâm chúng tôi là:

– Uy tín

– Chuyên nghiệp

– Hiệu quả cùng có lợi

Ngày mai (20/7) TAND huyện Đức Hoà, tỉnh Long An mở lại phiên xét xử 6 bị cáo trong vụ án xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai” hay còn có tên khác là “Thiền am bên bờ vũ trụ”. 6 bị cáo gồm Lê Tùng Vân (90 tuổi), Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi), Cao Thị Cúc (62 tuổi) và Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi) cùng bị truy tố về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Khoản 2, điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Ông Lê Tùng Vân, người đứng đầu “Tịnh thất Bồng Lai” bị cáo buộc vai trò chủ mưu, cầm đầu. Ảnh: Trương Thanh Tùng Các bị cáo trong vụ “Tịnh thất Bồng Lai”. Ảnh: Trương Thanh Tùng Trước đó, ngày 30/6 TAND huyện Đức Hoà đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, tuy nhiên sau đó thì hoãn xử. Nguyên nhân hoãn phiên xử là luật sư của các bị cáo có đơn xin hoãn để có thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án, đại diện Viện KSND cũng có kiến nghị hoãn và phiên toà hôm đó vắng mặt nhiều người là người có quyền, nghĩa vụ liên quan, nhân chứng, bị hại… Như đã thông tin, cáo trạng của Viện KSND tỉnh Long An đã cáo buộc, những người sống tại “Tịnh thất Bồng Lai” hay có tên khác là “Thiền am bên bờ vũ trụ” (đóng tại số 191A, ấp Lập Thành, xã Hoà Khánh Tây, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An), do ông Lê Tùng Vân làm chủ mưu, chỉ đạo, đã có những hành vi vi phạm pháp luật. Chủ tọa phiên toà là thẩm phán Nguyễn Khắc Linh Duy – Phó chánh án TAND huyện Đức Hoà. Ảnh: Trương Thanh Tùng Cụ thể, trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2021 đã đăng tải các bài viết, clip trên mạng xã hội Facebook và Youtube, chứa đựng những thông tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, nhằm tuyên truyền, kích động xúc phạm uy tín của cơ quan Công an huyện Đức Hoà, xúc phạm Phật giáo, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của ông Trần Ngọc Thảo (tức Thượng toạ Thích Nhật Từ)… Sẽ có rất đông người dân, Youtuber kéo về TAND huyện Đức Hoà để theo dõi phiên xử 6 bị cáo vụ “Tịnh thất Bồng Lai”. Ảnh: Trương Thanh Tùng Căn cứ mà cơ quan tố tụng cáo buộc hành vi vi phạm pháp luật của ông Lê Tùng Vân và 5 người ở “Tịnh thất Bồng Lai” là 5 clip đã đăng trên các kênh Youtube do chính họ lập ra và quản lý. Cụ thể là 4 clip đăng trên tài khoản Youtube “5 chú tiểu – Thiền an bên bờ vũ trụ” và 1 clip có tiêu đề “Cầu cứu gấp, Tịnh thất Bồng lai sắp đổ máu. Diễm My bị bắt cóc mất tích tại đồn công an” đăng trên tài khoản Youtube “Nhất Nguyên – Hoàn Nguyên Official”. Tại phiên xét xử sơ thẩm, TAND huyện Đức Hoà mời nhiều bị hại. Nên an ninh sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: Trương Thanh Tùng Trong đó, ông Nguyễn Sơn (cấp bậc Thượng tá, Trưởng Công an huyện), là đại diện cho bị hại cơ quan Công an huyện Đức Hoà. Đại diện bị hại Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An là ông Trương Ngọc Toàn (pháp danh Thích Minh Thiện, là trụ trì chùa Thiên Châu). Còn Thượng toạ Thích Nhật Từ mời 2 luật sư đại diện tại phiên toà để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án này gồm 8 người và nhân chứng là 15 người. Trong 6 bị cáo, có duy nhất ông Lê Tùng Vân được giải quyết cho tại ngoại hầu tra. Ông Vân bị cáo buộc với vai trò chủ mưu, cầm đầu. Ông có một tình tiết giảm nhẹ là người đủ 70 tuổi trở lên theo điểm 0 khoản 1, điều 51 Bộ luật Hình sự. Nhưng có hai tình tiết tăng nặng là phạm tội có tổ chức, phạm tội 2 lần trở lên theo điểm a và g, khoản 1, điều 52 Bộ luật Hình sự. Vụ án liên quan đến “Tịnh thất Bồng Lai”, dư luận rất quan tâm. Trong lần mở phiên toà ngày 30/6 và lần mở lại vào ngày mai (20/7) dự kiến lực lượng địa phương sẽ bảo vệ an ninh nghiêm ngặt trước và xung quanh TAND huyện Đức Hoà.

Ngày mai (20/7) TAND huyện Đức Hoà, tỉnh Long An mở lại phiên xét xử 6 bị cáo trong vụ án xảy ra tại “Tịnh thất Bồng Lai” hay còn có tên khác là “Thiền am bên bờ vũ trụ”. 6 bị cáo gồm Lê Tùng Vân (90 tuổi), Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi), Cao Thị Cúc (62 tuổi) và Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi) cùng bị truy tố về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Khoản 2, điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Ông Lê Tùng Vân, người đứng đầu “Tịnh thất Bồng Lai” bị cáo buộc vai trò chủ mưu, cầm đầu. Ảnh: Trương Thanh Tùng Các bị cáo trong vụ “Tịnh thất Bồng Lai”. Ảnh: Trương Thanh Tùng Trước đó, ngày 30/6 TAND huyện Đức Hoà đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, tuy nhiên sau đó thì hoãn xử. Nguyên nhân hoãn phiên xử là luật sư của các bị cáo có đơn xin hoãn để có thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án, đại diện Viện KSND cũng có kiến nghị hoãn và phiên toà hôm đó vắng mặt nhiều người là người có quyền, nghĩa vụ liên quan, nhân chứng, bị hại… Như đã thông tin, cáo trạng của Viện KSND tỉnh Long An đã cáo buộc, những người sống tại “Tịnh thất Bồng Lai” hay có tên khác là “Thiền am bên bờ vũ trụ” (đóng tại số 191A, ấp Lập Thành, xã Hoà Khánh Tây, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An), do ông Lê Tùng Vân làm chủ mưu, chỉ đạo, đã có những hành vi vi phạm pháp luật. Chủ tọa phiên toà là thẩm phán Nguyễn Khắc Linh Duy – Phó chánh án TAND huyện Đức Hoà. Ảnh: Trương Thanh Tùng Cụ thể, trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2021 đã đăng tải các bài viết, clip trên mạng xã hội Facebook và Youtube, chứa đựng những thông tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, nhằm tuyên truyền, kích động xúc phạm uy tín của cơ quan Công an huyện Đức Hoà, xúc phạm Phật giáo, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của ông Trần Ngọc Thảo (tức Thượng toạ Thích Nhật Từ)… Sẽ có rất đông người dân, Youtuber kéo về TAND huyện Đức Hoà để theo dõi phiên xử 6 bị cáo vụ “Tịnh thất Bồng Lai”. Ảnh: Trương Thanh Tùng Căn cứ mà cơ quan tố tụng cáo buộc hành vi vi phạm pháp luật của ông Lê Tùng Vân và 5 người ở “Tịnh thất Bồng Lai” là 5 clip đã đăng trên các kênh Youtube do chính họ lập ra và quản lý. Cụ thể là 4 clip đăng trên tài khoản Youtube “5 chú tiểu – Thiền an bên bờ vũ trụ” và 1 clip có tiêu đề “Cầu cứu gấp, Tịnh thất Bồng lai sắp đổ máu. Diễm My bị bắt cóc mất tích tại đồn công an” đăng trên tài khoản Youtube “Nhất Nguyên – Hoàn Nguyên Official”. Tại phiên xét xử sơ thẩm, TAND huyện Đức Hoà mời nhiều bị hại. Nên an ninh sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: Trương Thanh Tùng Trong đó, ông Nguyễn Sơn (cấp bậc Thượng tá, Trưởng Công an huyện), là đại diện cho bị hại cơ quan Công an huyện Đức Hoà. Đại diện bị hại Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An là ông Trương Ngọc Toàn (pháp danh Thích Minh Thiện, là trụ trì chùa Thiên Châu). Còn Thượng toạ Thích Nhật Từ mời 2 luật sư đại diện tại phiên toà để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án này gồm 8 người và nhân chứng là 15 người. Trong 6 bị cáo, có duy nhất ông Lê Tùng Vân được giải quyết cho tại ngoại hầu tra. Ông Vân bị cáo buộc với vai trò chủ mưu, cầm đầu. Ông có một tình tiết giảm nhẹ là người đủ 70 tuổi trở lên theo điểm 0 khoản 1, điều 51 Bộ luật Hình sự. Nhưng có hai tình tiết tăng nặng là phạm tội có tổ chức, phạm tội 2 lần trở lên theo điểm a và g, khoản 1, điều 52 Bộ luật Hình sự. Vụ án liên quan đến “Tịnh thất Bồng Lai”, dư luận rất quan tâm. Trong lần mở phiên toà ngày 30/6 và lần mở lại vào ngày mai (20/7) dự kiến lực lượng địa phương sẽ bảo vệ an ninh nghiêm ngặt trước và xung quanh TAND huyện Đức Hoà.
(PLO)- Người phạm tội ăn năn, nộp lại tài sản thì khi xét xử được xem xét giảm hình phạt là cần thiết.

Chiều 19-7, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tư pháp, báo chí hỏi quan điểm của bộ này về đề xuất mới đây của Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí “cho tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ được nộp tiền để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”.

Trả lời sau đó, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Thắng Lợi khẳng định đây không phải quan điểm mới. Ông Lợi dẫn Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng quy định:

“Chú trọng thu hồi tài sản tham nhũng. Áp dụng chính sách khoan hồng đối với những người phạm tội nhưng có thái độ thành khẩn, đã bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả kinh tế, hợp tác tốt với cơ quan chức năng. Nghiên cứu sửa đổi pháp luật hình sự theo hướng khoan hồng hơn đối với những người đưa hoặc người nhận hối lộ nhưng đã tự giác khai báo và nộp lại tài sản trước khi bị phát hiện”.

Bộ Tư pháp nói về việc 'nộp tiền để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự' ảnh 1
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Thắng Lợi. Ảnh: Đ.MINH

Ông Lợi cho rằng người phạm tội ăn năn, nộp lại tài sản thì khi xét xử được xem xét giảm hình phạt là cần thiết. Thực tế, nhiều quốc gia đã áp dụng biện pháp này. Tổng cục Thi hành án dân sự đã giao cho các đơn vị chuyên môn nghiên cứu tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài nhưng cũng bảo đảm sát thực tiễn Việt Nam. “Chúng tôi sẽ có quan điểm chính thức để báo cáo cơ quan có thẩm quyền” – ông Lợi nói.

Thông tin thêm, ông Lợi nhấn mạnh việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ luôn gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là các bản án tuyên số tiền phải thu hồi, thi hành rất lớn nhưng tài sản bảo đảm thi hành trong hầu hết vụ án rất ít. Có trường hợp có tài sản bảo đảm thi hành nhưng tính pháp lý của tài sản chưa được làm rõ nên gặp khó khăn…

“Chúng tôi phải yêu cầu chấp hành viên, cơ quan thi hành án làm việc với các cơ quan, tổ chức có liên quan, làm rõ tính chất pháp lý để bảo đảm đưa ra kê biên xử lý” – ông Lợi nói. Trình tự, thủ tục kê biên, xử lý tài sản trong các vụ án bình thường đã phải rất chặt chẽ, thận trọng nhưng trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ còn phải yêu cầu chặt chẽ hơn để không xảy ra sai sót.

Trước đó, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực hôm 30-6, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí kiến nghị Tổng bí thư, Bộ Chính trị, trung ương cho chủ trương nghiên cứu theo hướng tăng phòng ngừa, giảm xử lý hình sự, thay thế bằng khởi kiện dân sự và tạo điều kiện cho chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả.

Theo ông Trí, làm như vậy sẽ thu hồi được tài sản thất thoát, tham nhũng; việc khắc phục hậu quả sẽ được nhiều do chủ thể vi phạm chủ động khắc phục để không bị xử lý hình sự nữa, trong khi “chúng ta cũng không phải băn khoăn nhiều về việc phải xử lý nhiều cán bộ, đồng chí của mình”.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ XUÂN LÂM

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 0903 918 848

Số điện thoại Luật sư Lâm: 0903 918 848

Trụ sở: 250A Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Email: lxlamlaw@gmail.com- Website: www.luatsulam.com.vn