Tiêu chí Văn phòng Luật sư Xuân Lâm chúng tôi là:

– Uy tín

– Chuyên nghiệp

– Hiệu quả cùng có lợi

42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc: Sống giữa vòng vây

42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc: Sống giữa vòng vây
Cứ đến gần ngày kỷ niệm Chiến tranh biên giới phía bắc 17.2, một người đàn ông có dáng người cao ở thôn Hữu Cước, xã Liên Hồng (H.Đan Phượng, TP.Hà Nội) lại bước đi chậm rãi với khuôn mặt nặng suy tư.
Cựu chiến binh Nguyễn Quang Phổ từng vang tiếng một thời /// Ảnh: Văn Chương
Cựu chiến binh Nguyễn Quang Phổ từng vang tiếng một thời

ẢNH: VĂN CHƯƠNG
Đó là cựu chiến binh Nguyễn Quang Phổ, một người hùng ở đồn biên phòng (ĐBP) Xì Lở Lầu, tỉnh Lai Châu. Ông Phổ có cá tính hài hước, ngay cả thời điểm đạn bay như châu chấu trong chiến tranh biên giới phía bắc. Lính tráng của ông còn nhắc chuyện thủ trưởng xuống gặp dân và hỏi “cho vay gạo đánh giặc, hết chiến tranh thì trả, mà biết bao giờ hết đánh nhau với Tàu?”.

Ta kà, ngày nào nổ súng?

“Lý Chừ Sồ nó lại qua bản ta và hỏi thăm tình hình cán bộ…”, ông Phùng Văn Phu nói giọng rất khẽ với Nguyễn Quang Phổ. Năm 1978, cuộc sống ở bản Sín Chải, xã Sì Lở Lầu, H.Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đang đói kém nhưng lại còn phải đối mặt với nạn giặc giã. Chuẩn úy Phổ nhìn ra đường thôn lốc cốc tiếng vó ngựa và đàn dê lên núi sớm. Ông Phu nâng bát rượu, đẩy thêm củi vào bếp để sưởi ấm, nhưng cái lạnh của núi rừng vẫn buốt tay, chân. Tin tức mà ông Phu báo cáo là nguồn tin quan trọng. Ông Phổ hỏi lại vài câu và cũng không nhắc vài câu với vẻ hài hước “mò qua là bị xơi ngay”.
Chiến tranh biên giới nổ ra vào ngày 17.2.1979, nhưng trước đó, từ địa bàn nằm giáp biên giới Trung Quốc, những người lính trinh sát Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng – BĐBP) như ông Phổ đã đánh hơi thấy “mùi” của chiến tranh đang tỏa nhiệt. Đó là những tên thám báo từ bên kia biên giới liên tục được tung sang dò la, nắm tình hình bố phòng ở các xã giáp biên. Xì Lở Lầu có địa thế giống như một hình tam giác và 1 mặt giáp với Trung Quốc. Nếu bị đánh úp thì các lực lượng chỉ cầm cự thời gian ngắn rồi rút về cao nguyên Dào San.

42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc: Sống giữa vòng vây - ảnh 1

Chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979

ẢNH TƯ LIỆU

Ngồi nói chuyện, khi bếp lửa cháy chưa hết thanh củi thì ông Phổ đã đứng dậy, dắt dao găm vào lưng, gọi một đội dân quân đi cùng để “ra tay”. Gia đình bà Bút Tà Ma, người dân tộc Hà Nhì nằm cuối bản hiện ra trước mắt ông Phổ. Ông Phổ nhảy ngay lên cầu thang, vì lũ gà nhốt dưới sàn nhà thấy người đã kêu toang toác. Tên Lý Chừ Sồ đang lim dim mắt nhìn ra cửa sổ với vẻ lén lút thì bị đánh động, giật mình. Hắn đưa tay về thắt lưng rút dao găm lia một đường hình cánh cung về phía bóng người, nhưng khi cánh tay vừa đi hết đà thì đã phải hứng ngay đòn đá.
Tên Sồ biết đã đụng phải đối thủ cao tay, vì người này không hề lùi lại nửa bước mà vừa chống đỡ, tránh né và áp sát. Ông Phổ lao tới như một cơn lốc và đòn đá kia thực ra không dữ tợn bằng tiếng gầm, vẻ mặt đáng sợ. Ông Phổ cao hơn 1,71 m, 2 cánh tay dài thõng và ra đòn cũng thực sự kinh khủng. Vẻ mặt của ông cũng khiến đối tượng khiếp đảm – chiếc cằm nhọn, đôi môi hơi dài khi tức giận thì cong xuống, cánh mũi thẳng và nhọn như mũi mác nằm giữa đôi mắt nảy lửa, tiếng nói vang to như sấm. Sàn nhà bà Bút Tà Ma nhún nhảy bởi 4 bàn chân quần đảo trên những tấm ván ghép. Sau cú đỡ gạt phắt lưỡi dao đâm tới, ông Phổ đá phăng con dao ra khỏi tay Lý Chừ Sồ, lia dao găm vào bàn tay phải đối tượng. Bị áp đảo, Lý Chừ Sồ lập tức co ro như con chuột nhắt. Những dân quân có mặt, bẻ quặt tay rồi trói gô tên thám báo để dẫn giải.
Ở ĐBP Xì Lở Lầu, Nguyễn Quang Phổ không chỉ nổi tiếng là một trinh sát giỏi, rắn như đá, thông thạo từng nhà dân, từng hẻm núi, mà còn nói tiếng quan hỏa trôi chảy. Đây là ngôn ngữ mà dân tộc ở giáp biên các tỉnh: Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai và người dân giáp biên giới của phía Trung Quốc sử dụng. Tên Lý Chừ Sồ run cầm cập và thốt ra 2 tiếng “tà cô…”, tiếng quan hỏa có nghĩa là coi ông Phổ như ông lớn. Hắn xin được tha tội và nói hết nhiệm vụ của một tên thám báo được cử sang dò la tình hình.
Ông Phổ xin ý kiến cấp trên, sau đó tha bổng cho Lý Chừ Sồ. Ông đã thu phục được hắn và tiễn hắn về, kèm lời cảnh cáo bằng việc mở chiếc máy có ghi âm lời thú tội. Lý Chừ Sồ mấp máy môi nói với ông Phổ về “ta kà”, tức điều gì đó giống như chiến tranh có thể sẽ nổ ra. Tên Sồ hứa sẽ quay trở lại… “Ta kà, ta kà” vào ngày nào? “Mùi” của chiến tranh đã bốc lên ngột ngạt, nhưng lúc nào thì chưa thể đoán biết trước.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ XUÂN LÂM

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 0903 918 848

Số điện thoại Luật sư Lâm: 0903 918 848

Trụ sở: 250A Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Email: lxlamlaw@gmail.com- Website: www.luatsulam.com.vn